Dòng thời gian Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2021

Thang bão Nhật Bản (JMA)

Thang bão Saffir-Simpson

Tóm tắt

Trên toàn khu vực

Mùa bão bắt đầu với một áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Philippines vào ngày 19/01. Sau đó 1 tháng, cơn bão đầu tiên (Dujuan) hình thành và đổ bộ vào Philippines gây một số thiệt hại. Tháng 4 năm 2021, cơn bão Surigae trở thành cơn bão mạnh nhất trong tháng 4 từng ghi nhận được, song chỉ có tác động đến một số đảo ở Thái Bình Dương. Tháng 6, bão Choi-wan hình thành và đổ bộ Philippines, bắt đầu mùa mưa ở nước này và gây thiệt hại đáng kể. Bão Koguma ngay sau đó hình thành trên biển Đông và đổ bộ vào khu vực Bắc Trung Bộ (tỉnh Thanh Hóa) của Việt Nam, tác động đến đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Lào. Bão Champi hình thành vào nửa cuối tháng 6, song ít tâc động đến đất liền.

Sang tháng 7 xoáy thuận nhiệt đới hoạt động nhộn nhịp hơn, song phần lớn cường độ yếu hoặc không quá mạnh. Đầu tháng 7, xuất hiện 2 áp thấp nhiệt đới tác động đến Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Nửa sau tháng 7, xuất hiện bão In-fa, Cempaka đổ bộ vào Trung Quốc, khi nước này đang hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều năm (tại tỉnh Hà Nam). Bão Cempaka có quỹ đạo khá phức tạp, vòng qua khu Đông Bắc Việt Nam xuống Vịnh Bắc Bộ và tan trên biển. Hai cơn bão đều đã gây thiệt hại nặng tại Trung Quốc, bão Cempaka còn có những tác động đến phía Bắc Việt Nam. Bão Nepartak hình thành ngay sau đó và đổ bộ vào Nhật Bản trong thời gian nước này tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2020.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8, một loạt các áp thấp nhiệt đới hình thành trên Tây Bắc Thái Bình Dương. Ba trong những số đó mạnh lên thành các cơn bão: Lupit, Nida và Mirinae.

Trên biển Đông và đất liền Việt Nam

Kể từ năm 2021, phân loại bão và áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam tại trang này cũng như các trang Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ thực hiện theo đúng quy định được đặt ra tại Quyết định số 18/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 22 tháng 4 năm 2021. Theo đó bão, ATNĐ ở nước ta gồm 05 cấp: Áp thấp nhiệt đới (cấp 6-7), Bão (bão thường, cấp 8-9), Bão mạnh (cấp 10-11), Bão rất mạnh (cấp 12-15), Siêu bão (từ cấp 16 trở lên); không có các từ “cuồng phong”, “nhiệt đới” đi kèm đối với các cơn bão.[1]

Bảng 1. Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông năm 2021
Phân loạiSố lượng bão và ATNĐ theo thángTổng
Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12
ATNĐ
(cấp 6-7)
02000002
Bão (bão thường)
(cấp 8-9)
20100003
Bão mạnh
(cấp 10-11)
00000000
Bão rất mạnh
(cấp 12-15)
01000001
Siêu bão
(≥ cấp 16)
00000000
Tổng23100006
Bảng 2. Tổng quan bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông năm 2021
Bão
số
(hoặc
ATNĐ
số)
Tên
quốc tế
Khu vực
đổ bộ
Tâm bão đi quaThời
gian
vào
bờ
Cấp gió
lúc đổ bộ
Cấp bão
mạnh nhất
trên biển
Các khu vực
ảnh hưởng
TỉnhTrạm khí
tượng/thủy
văn gần
bão nhất
1Choi-wanRa khỏi biển Đông
(04/06)
----Cấp 8-
2KogumaBắc Trung BộThanh HóaSầm Sơn13/06Cấp 8Cấp 8Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
ATNĐ 01
tháng 7
Emong
(tên địa phương
Philippines)
Tan ở Đông
Bắc Biển Đông
ngày 06/07
----Cấp 6-
ATNĐ 02
tháng 7
08W
Số hiệu JTWC
Bắc Trung Bộ
Yếu thành
vùng thấp
Thanh HoáSầm Sơn08/07Cấp <6Cấp 7Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
3CempakaBắc Bộ
(trước đó đổ
bộ vào miền
Nam Trung Quốc)
Quảng NinhMóng Cái
(phía Đông
Nam trạm)
23/07Cấp 6Cấp 12Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
4LupitMiền
Nam Trung Quốc
(lần 2: Đài Loan
và ra khỏi biển
Đông ngày 06/08)
--05/08Cấp 9Cấp 9Bắc Bộ
(gián tiếp gây
mưa từ vùng hội
tụ gió tiền thân
của bão từ đêm
31/07 – 02/08)

Mùa bão trên biển Đông bắt đầu vào ngày 03/6, thời điểm tương đương TBNN, khi cơn bão Choi-wan đi vào biển Đông trở thành cơn bão số 1, tuy nhiên chỉ tồn tại trên biển Đông khoảng 1,5 ngày trước khi ra khỏi biển Đông. Một tuần sau đó, một vùng áp thấp mạnh lên thành ATNĐ trên biển Đông, khi tiến sát Vịnh Bắc Bộ đã mạnh lên thành bão số 2 (Koguma) vào chiều 12/06. Sau khoảng 18h tồn tại ở cấp bão, bão số 2 đã đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Thanh Hoá và suy yếu nhanh, gây mưa to, dông lốc, gió giật mạnh cho Bắc Bộ và Trung Bộ kèm theo một số thiệt hại trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Bắc nước ta và các địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10. Tháng 7 năm 2021, bão trên biển Đông hoạt động mạnh dần với 1 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới số 02 tháng 7 (số hiệu của Mỹ là 08W) ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong thời gian diễn ra kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, lần đầu tiên từ khi đất nước thống nhất năm 1975. Cơn bão số 3 (Cempaka) mạnh lên cấp 12 ngay trên biển Đông, đổ bộ vào Quảng Đông (Trung Quốc), sau đó đi sang Quảng Tây, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đi vào phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh (thành phố Móng Cái) và vòng xuống Vịnh Bắc Bộ, đi dọc theo đường bờ biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh (với khoảng cách so với bờ trên dưới 100 km) và gây mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế với lượng mưa dao động 100-300mm, kèm theo một số thiệt hại về tài sản.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2021 http://tcdata.typhoon.gov.cn/en/ http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://www.prh.noaa.gov/guam/cyclone.php http://www.hko.gov.hk/informtc/tcMain.htm http://meteo.bmkg.go.id/siklon http://agora.ex.nii.ac.jp/digital-typhoon/ http://www.jma.go.jp/jma/jma-eng/jma-center/rsmc-h... http://web.kma.go.kr/eng/weather/typoon/typhoon_5d... http://www.metoc.navy.mil/jtwc/ http://www.met.gov.my/index.php?option=com_content...